Pháp lý Mỹ_phẩm

Châu Âu

Tại EU, sản xuất, dán nhãn, cung cấp mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân được điều chỉnh bởi Quy định EC 1223/2009.[61] Quy định áp dụng cho tất cả quốc gia EU cũng như Iceland, Na Uy và Thụy Sĩ. Quy định này áp dụng cho các công ty độc lập sản xuất hoặc nhập khẩu chỉ một sản phẩm cũng như cho các công ty đa quốc gia lớn. Nhà sản xuất và nhập khẩu sản phẩm mỹ phẩm phải tuân thủ quy định hiện hành để bán sản phẩm của họ tại EU.[62] Trong ngành công nghiệp này, thường phải cầu đến người có trình độ phù hợp, như công ty thử nghiệm và kiểm tra bên thứ ba độc lập, để thẩm tra độ tuân thủ ngành mỹ phẩm với yêu cầu của quy định mỹ phẩm hiện hành và các quy định có liên quan khác, bao gồm REACH, GMP, các chất nguy hại, v.v...[63]

Tại EU, lưu thông sản phẩm mỹ phẩm và sự an toàn đã được pháp luật hóa bắt đầu từ năm 1976. Một trong những cải tiến mới nhất của quy định liên quan đến ngành công nghiệp mỹ phẩm là kết quả thử nghiệm trên động vật bị cấm. Kiểm tra sản phẩm mỹ phẩm trên động vật là trái pháp luật tại Liên minh Châu âu kể từ tháng 9 năm 2004 và việc kiểm tra các thành phần riêng biệt của sản phẩm trên động vật cũng bị pháp luật cấm kể từ tháng 3 năm 2009 cho một số điểm cuối và đầy đủ từ năm 2013.[64]

Quy định về mỹ phẩm ở châu Âu thường được cập nhật để tuân theo xu hướng đổi mới và công nghệ mới trong khi đảm bảo an toàn sản phẩm. Ví dụ, tất cả các phụ lục của Quy định 1223/2009 nhằm mục đích giải quyết nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khoẻ con người. Theo quy định về mỹ phẩm của EU, nhà sản xuất, nhà bán lẻ và nhà nhập khẩu mỹ phẩm ở châu Âu sẽ được chỉ định là "người có trách nhiệm".[65] Tình trạng mới này ngụ ý rằng người có trách nhiệm phải chịu trách nhiệm pháp lý để đảm bảo rằng mỹ phẩm và nhãn hiệu họ sản xuất hoặc bán tuân thủ quy định và định mức mỹ phẩm hiện tại. Người trách nhiệm cũng chịu trách nhiệm về các tài liệu chứa trong Tệp thông tin sản phẩm (PIF), danh sách thông tin sản phẩm bao gồm dữ liệu như Báo cáo an toàn sản phẩm mỹ phẩm, mô tả sản phẩm, tuyên bố GMP hoặc chức năng sản phẩm.

Hoa Kỳ

Năm 1938, Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Thực phẩm, Dược phẩm và Mỹ phẩm cho phép Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) giám sát an toàn thông qua luật pháp trong ngành mỹ phẩm và các khía cạnh khác tại Hoa Kỳ.[66][67] FDA đã cùng với 13 cơ quan liên bang khác thành lập Ủy ban Phối hợp liên ngành về Phê chuẩn Phương pháp thay thế (ICCVAM) vào năm 1997, là một nỗ lực để cấm thử nghiệm trên động vật và tìm các phương pháp khác để kiểm tra các sản phẩm mỹ phẩm.[68]

Brazil

ANVISA (Agência Nacional de Vigilância Sanitária, Sở giám sát sức khỏe Brazil) là cơ quan quản lý chịu trách nhiệm về luật pháp và chỉ thị về mỹ phẩm trong nước. Quy tắc áp dụng cho các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và bán lẻ mỹ phẩm tại Brazil và hầu hết trong số chúng đã được hài hòa để họ có thể áp dụng cho toàn bộ hiệp định Mercosur.

Luật pháp hiện hành hạn chế sử dụng một số chất như pyrogallol, formaldehyde hoặc paraformaldehyde và cấm sử dụng các chất khác như chì axetat trong các sản phẩm mỹ phẩm. Tất cả các chất bị cấm và các sản phẩm được liệt kê trong quy định RDC 16/11 và RDC 162, 09/11/01.

Gần đây hơn, một Quy định kỹ thuật Mỹ phẩm mới (RDC 15/2013) được thành lập để thiết lập danh sách các chất được phép và hạn chế sử dụng trong mỹ phẩm, được sử dụng trong các sản phẩm như thuốc nhuộm tóc, chất làm móng hoặc dùng làm chất bảo quản sản phẩm.

Hầu hết các quy định của Brazil đều được tối ưu hoá, hài hòa hoặc điều chỉnh để có thể áp dụng và mở rộng cho toàn bộ khu kinh tế Mercosur.

Quốc tế

Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) công bố hướng dẫn mới về sản xuất sản phẩm mỹ phẩm an toàn theo chế độ Sản xuất Tốt (GMP). Nhà quản lý ở một số nước và khu vực đã thông qua tiêu chuẩn này, ISO 22716:2007, thay thế hiệu quả các tiêu chuẩn và hướng dẫn hiện tại. ISO 22716 cung cấp phương pháp tiếp cận toàn diện cho hệ thống quản lý chất lượng cho nhà sản xuất, đóng gói, kiểm tra, bảo quản và vận chuyển các sản phẩm mỹ phẩm cuối cùng. Tiêu chuẩn này đề cập đến tất cả các khía cạnh của chuỗi cung ứng, từ việc phân phối nguyên liệu và thành phần ban đầu cho đến khi vận chuyển sản phẩm cuối cùng đến người tiêu dùng.

Tiêu chuẩn này dựa trên hệ thống quản lý chất lượng khác, đảm bảo tích hợp thông suốt với các hệ thống như ISO 9001 hoặc tiêu chuẩn BRC (British Retail Consortium) cho các sản phẩm tiêu dùng. Do đó, nó kết hợp các lợi ích của GMP, liên kết an toàn sản phẩm mỹ phẩm với công cụ cải tiến kinh doanh tổng thể cho phép các tổ chức đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng toàn cầu về chứng nhận an toàn sản phẩm mỹ phẩm.[69]

Vào tháng 7 năm 2012, từ lúc ô nhiễm vi sinh là một trong những mối quan tâm lớn nhất liên quan đến chất lượng sản phẩm mỹ phẩm, ISO đã đưa ra tiêu chuẩn mới để đánh giá sự bảo vệ chống vi khuẩn của một sản phẩm mỹ phẩm bằng cách kiểm tra hiệu quả bảo quản và đánh giá rủi ro vi sinh vật.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mỹ_phẩm http://www.clickpress.com/releases/Detailed/829870... http://linkinghub.elsevier.com/retrieve/pii/S09600... http://www.healthy-communications.com/clearingupco... http://inventorspot.com/articles/the_slightly_gros... http://www.luxist.com/2009/12/07/what-is-mineral-m... http://www.mascaraforsensitiveeyes.com/what-age-is... http://www.phaidon.com/agenda/art/articles/2012/se... http://researchwikis.com/Cosmetics_-_Europe_(Italy... http://news.scotsman.com/latestnews/-Pseudo-scienc... http://www.webmd.com/healthy-beauty/features/the-l...